Khi mua cửa cuốn công nghệ Đức thì không thể thiếu phần thân cửa đó chính là nan lá. Nan lá có chức năng bảo vệ và che chắn phần cửa khi đóng. Chính vì thế nan lá rất quan trọng trong mỗi một bộ cửa cuốn khe thoáng công nghệ đức.
Việc lựa chọn nan lá phù hợp với kính phí và để đảm bảo an toàn là điều cần thiết. Việc lựa chọn nan lá không phù hợp có thể làm mất an toàn cho chức năng bảo vệ của cửa và khi sử dụng. Sau đây Namwindows xin chia sẻ đến quý khách một số kinh nghiệm khi lựa chọn nan lá cho cửa cuốn.
Khi lựa chọn nan lá quý khách cần chú ý đến chiều ngang của cửa cần sử dụng. Vì độ dày của nan lá sẽ phụ thuộc vào chiều ngang cửa. Nan lá càng dày thì độ vững chắc càng cao đặc biệt là những cửa có kích thước lớn. Nan lá mỏng thường dễ bị uốn cong khi xô cửa.
Quý khách vui lòng xem thêm hình minh họa dưới đây và các chú thích trong hình để hiểu rõ hơn về phần kỹ thuật nan lá.
Để tìm hiểu về motor quý khách tham khảo bài viết sau: Motor cửa cuốn.
+ Điểm móc: là điểm dùng để kết nối các nan lá mới nhau tạo thành thân cửa cuốn. Điểm móc sẽ liên kết với lá khác bằng cách xỏ điểm móc của lá này vào chân của lá kia và được giữ bằng một bọ nhựa ở đầu nan lá. Các bọ nhựa có tác dụng giữ các lá liên kết với nhau được cố định thẳng hàng. Điểm móc rất quan trọng ngoài tạo kết nối với các lá khác thì là nơi chịu lực nhiều khi đóng mở cửa. Cửa càng lớn thì điểm móc phải càng dày để không bị đứt liên kết như: rách hay gẫy điểm móc của nan lá cửa cuốn. Một số loại nan lá cửa cuốn điểm móc có ron lông bên trên nhằm tăng cường khả năng kín khít và làm giảm âm thanh lạch cạch của 2 nan lá khi đóng cửa. Quý khách có thể xem hình minh họa bên dưới để hiểu hơn về điểm móc của nan lá cửa cuốn.
+ Chân và vai chịu lực: có chức năng chịu lực khi cửa đóng và giữ liên kết khi cửa mở. Cũng tương tự như điểm móc, độ dày của chân và vai phải tỷ lệ thuận với kích thước của cửa. Là của càng lớn thì các chỗ này cần phải dày. Điểm móc, chân và vai chịu lực đều có tác dụng chung là chịu lực khi cửa đóng mở. Về mặt kỹ thuật và thiết kế nan lá của các công ty sản xuất thì điểm móc, chân và vai chịu lực đều đảm bảo được các tiêu chuẩn về khả năng chịu lực, tăng cứng cho từng loại nan lá.
+ Lỗ vít bắt bọ nhựa: Khi mua sản phẩm quý khách thường thấy ghi là “2 chân 2 vít, 2 chân 1 vit” thì vít ở đây chính là chỗ này. Lỗ này dùng để vặn vít giữ bọ nhựa có tác dụng định hình các nan không bị trượt sang 2 bên ray hay khi đóng mở. Các bọ nhựa này đều nằm trong ray nên cửa hoàn thiện thì đều không thấy.
+ Thanh ngang chịu lực: Các thanh ngang hay thanh chéo chịu lực đều nằm trong khoang của các nan lá. Tác dụng chính là làm tăng độ cứng của nan lá, tránh được móp méo nan lá khi có va chạm hay khi cửa đóng lá bị cuộn và ép vào nhau.
+ Khe thoáng: Có hình ô van hay hình bầu dục tùy theo thiết kế của nhà sản xuất. Khe thoáng dùng để lấy ánh sáng hay thông gió với bên ngoài. Khi sử dụng thì cửa đóng không hết lá được kéo lên sẽ lộ ra nhưng khe này.
Trên là một số các đặc điểm kỹ thuật của nan lá cửa cuốn Đức để quý khách hiểu rõ hơn khi lựa chọn mua sản phẩm này. Vì đa số khi mua sản phẩm này quý khách đều được tư vấn từ người bán hàng, chính vì thế có thể xảy ra trường hợp người bán hàng chưa nắm vững kỹ thuật, hay chỉ muốn bán được hàng… mà tư vấn lựa chọn không phù hợp làm ảnh hưởng đến độ bền hay mất an toàn khi sử dụng.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến quý khách một ví dụ về nan lá cửa cuốn không phù hợp:
VD: Cửa cuốn có kích thước chiều ngang khoảng 5m và chiều cao khoảng 4m thì nên chọn loại nan lá có độ dày từ 1.3 – 2.0ly hoặc trọng lượng từ 12 – 17kg/m vuông. Các điểm móc, chân và vai chịu lực tối thiểu phải 1.5ly trở lên. Trong trường hợp này nếu sử dụng nan lá mỏng, các điểm móc, chân và vai chịu lực khoảng 1ly thì có thể xảy ra: Rách lá, gẫy chân và điểm móc, móp nan lá khi cửa đóng, Và khi xô cửa hay đạp cửa thì rung mạnh và thân cửa có thể tuột khỏi đường ray làm mất an toàn về mặt bảo vệ. Đôi khi cửa chưa xảy ra những hỏng hóc như trên ngay nhưng sau một thời gian sử dụng kim loại tiếp xúc nhiều với môi trường sẽ có sự lão hóa và ăn mòn bên trong và mức độ làm việc quá tải thường xuyên dần dần cũng bị hư hỏng và phải thay thế mới làm tốn chi phí gấp đôi.